VĂN HOÁ ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG

Thứ hai - 28/03/2022 22:43
VĂN HOÁ ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG
Cùng với sự phát triển của cuộc sống về mọi mặt, chúng ta dần có thể tiếp xúc với những điều kiện tiên tiến, tốt hơn. Thế nhưng, đáng nói ở đây là đối lập với những tiến bộ ấy, "văn hoá ứng xử" lại được bàn tán, đề cập đến rất nhiều với những ý kiến tiêu cực phản ánh một bộ phận với "văn hoá ứng xử" xuống cấp. Mà đặc biệt, nó lại thường xảy ra trong môi trường sư phạm với tên gọi "văn hoá ứng xử học đường". Vì vậy, việc xây dựng bộ "văn hoá ứng xử học đường" là vấn đề rất cần thiết và bất cập đối với sự hình thành nhân cách của thế hệ học sinh, sinh viên.

Văn hóa ứng xử học đường thực chất là đề cập đến các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong, cử chỉ, lời nói của cán bộ, giáo viên, học sinh trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Đó là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục các thế hệ học sinh.
Có thể cụ thể bằng những hình thức, phương pháp như:

1. Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, học sinh, sinh viên, gia đình và cộng đồng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học; về mục đích, ý nghĩa, biện pháp, trách nhiệm của nhà trường, gia đình người học, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; về thái độ, hành vi, ngôn ngữ, chuẩn mực của người học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên trong trường học.

2. Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, yêu thương con người và truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc ta; nêu gương cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử, các cá nhân điển hình, mô hình nhà trường thực hiện tốt công tác xây dựng văn hóa ứng xử. Tuyên truyền thông qua tổ chức cuộc thi, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về ứng xử văn hóa trong trường học cho nhà giáo, người học tham gia; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền.

3. Thực hiện tốt việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng và thực hiện giáo dục văn hóa ứng xử, văn hóa học đường đối với đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên trong toàn trường.

4. Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền về văn hóa ứng xử trong trường học, trong các gia đình học sinh, sinh viên; tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử, hoạt động văn hóa, thể thao cho học sinh, sinh viên nhân các ngày lễ lớn trong năm.

5. Chỉ đạo triển khai, tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử đến từng viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên của Trường. Cán bộ quản lý, nhà giáo đi đầu trong việc thực hiện quy tắc ứng xử làm gương để học sinh, sinh viên noi theo.

6. Nhà trường cần ban hành các quy định về văn hóa ứng xử tại Trường lồng ghép vào các quy định, quy chế như: Quy chế văn hóa công sở, Quy định đánh giá xếp loại công chức, viên chức hàng tháng, Quy chế công tác học sinh – sinh viên.

7. Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, lối sống văn hóa của học sinh, sinh viên thông qua việc tự học, tự rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết phù hợp với lứa tuổi để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

8. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Hội tổ chức đa dạng hình thức giáo dục ứng xử văn hóa, thể hiện tinh thần yêu nước, tôn trọng giá trị lịch sử truyền thống văn hóa tốt đẹp cho học sinh, sinh viên.
 
Khoa Du lịch học chúc mỗi bạn sinh viên hoàn thiện bản thân bằng cách thực hiện một cách tự giác để lan toả "văn hoá ứng xử học đường"  đến mọi người, bạn nhé!
 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây