Buổi nói chuyện chuyên đề "Problems of Representations of the Vietnam War in American and Australian Literature - Implications for Dark Tourism Research"

Thứ ba - 04/04/2017 09:46

Chiều ngày 30.3.2017 tại Khoa Du lịch học – Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã diễn ra buổi nói chuyện chuyên đề "Problems of Representations of the Vietnam War in American and Australian Literature - Implications for Dark Tourism Research" do diễn giả: Bùi Thanh Hương đến từ College of Asia Pacific Studies, Ritsumeikan Asia Pacific University trình bày.

Những cảm xúc của thời gian làm Hướng dẫn viên tiếng Anh với nhiều chuyến đi hướng dẫn cho các cựu chiến binh Mỹ thăm lại chiến trường xưa dường như ùa về trong tôi. Xin được trích dẫn lời của ba trong số 10 bài hát nổi tiếng nhất thế giới với đề tài phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt nam của người Mỹ đề cập đến như: I Ain’t Marching Anymore của Phil Ochs (1968) bài hát đã nhận được sự đồng cảm lớn và tạo ra sự căm phẫn về cuộc chiến phi lý ở Việt Nam. Cũng như I-Feel-Like-I’m-Fixing-To-Die của Joe McDonald (1967) là một bài hát khác về chiến tranh Việt Nam đã gây tiếng vang lớn tại Đại nhạc hội Woodstock. Ấn tượng nhất với tôi nhất vẫn là "War, what is it good for? - Absolutely nothing!" với ý nghĩa “chiến tranh có mang lại điều gì tốt đẹp không? – Hoàn toàn không có gì cả!” trong bài hát War của Edwin Starr. 
Các điệp khúc “War is something that I despise
Because it means destruction of innocent lives
War means tears in thousands of mothers' eyes
When their sons go out to fight and lose their lives” dường như vọng mãi trong tim.

Và chúng ta, chắc đa phần cũng sẽ đồng ý với tôi điều đó. Chiến tranh mang đến đau thương và sự tàn phá, mang đến điều tệ hại nhất cho cuộc sống của nhân loại. Bài thuyết trình của diễn giả Bùi Thanh Hương đọng lại một câu “All wars are fought twice, the first time on the battlefield, the second time in memory” ( trích trong Nothing Ever Dies, Vietnam and the Memory of War, 2016 của Nguyen Viet Thanh)

Trong suốt thời gian cuộc chiến tranh ở Việt nam kéo dài đó. Dưới cảnh mưa bom bão đạn, nhiều quyển sách, những bài hát, những bài thơ đầy ý nghĩa đã xuất hiện với nhiều ý nghĩa từ khích lệ tinh thần chiến đấu cho các chiến sĩ trên chiến trường đến phản ánh hiện thực của cuộc chiến tranh khốc liệt theo nhiều góc cạnh khác nhau. Chúng chính là những bài học quý giá nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống không hề vô vọng trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào như chúng ta thường nghĩ.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Việt nam thống nhất năm 1975 nhưng cuộc chiến tranh Việt nam đó vẫn còn tồn tại trong những ký ức người lính trở về sau chiến tranh và những tác phẩm như sách, báo, hồi ký… được ghi lại trên đất nước Việt Nam, Mỹ và những quốc gia đồng minh của Mỹ như Úc, Hàn Quốc…đã cùng tham chiến trong cuộc chiến tranh đó. Thế mà đến nay các cuộc thảo luận về để tài chiến tranh Việt Nam ở phương Tây và nước Mỹ dường như vẫn là né tránh và ít hé lộ những khốc liệt mà người Việt Nam đã chịu đựng trong cuộc chiến tranh đó. Giới nghiên cứu dường như né tránh việc phản ánh quan điểm về chiến tranh của người Việt.

Trong bản thuyết trình, các nghiên cứu đặc thù về loại hình du lịch Dark Tourism cũng được tác giả Bùi Thanh Hương phân tích. Tác giả cũng nhấn mạnh các vấn đề với mong muốn phản ánh về cuộc chiến tại Việt nam mà trong các tác phẩm văn học đã được xuất bản ở Châu Âu thường né tránh. Tác giả góp phần vén lên bức màn vẫn còn ẩn giấu nhiều điều trong quá trình nghiên cứu và phát triển loại hình du lịch Dark Tourism, phần nào mong muốn đưa đến cho người nghiên cứu hiểu những mặt của vấn đề mà người Việt đang mong muốn phản ánh.

Diễn giả Bùi Thanh Hương trở lại Khoa Du lịch học sau gần hai chục năm với nhiều cảm xúc và mong muốn đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Khoa Du lịch học. Với thời gian nghiên cứu và giảng dạy ở nước ngoài, diễn giả Bùi Thanh Hương đã viết hơn 20 bài viết, bài báo trên các tạp chí quốc tế nổi tiếng và các sách về phát triển du lịch ở Châu Á nói chung và Việt nam nói riêng. Diễn giả đã nghiên cứu về di sản của các cuộc chiến tranh lớn trong thế kỷ 20 mà nghiên cứu về cuộc chiến ở Việt nam là một phần tâm huyết của tác giả.

Trong một buổi chiều đẹp trời, TS Phạm Hồng Long cùng cán bộ giảng dạy Khoa và các học viên cao học, các sinh viên, các khách mời đã nhiệt tình chào đón diễn giả và suốt cuộc thuyết trình đã có nhiều câu hỏi, góp ý để có một buổi thuyết trình thành công. Một vài tấm ảnh của buổi thuyết trình thể hiện sự quan tâm của Khoa Du lịch học đến chủ đề mà tác giả đang theo đuổi:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả: Trần Trọng Lưu - CH 14 Du lịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây