CAO HỌC K21 THỰC TẾ HỌC PHẦN QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ LỮ HÀNH

Thứ hai - 13/05/2024 19:07
CAO HỌC K21 THỰC TẾ HỌC PHẦN QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ LỮ HÀNH

Từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 5 năm 2024, tập thể học viên lớp Cao học Du lịch K21 Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện chuyến khảo sát thực tế đến Hà Giang - một trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch trải nghiệm nhiên nhiên và tìm hiểu văn hoá tộc người tại Việt Nam trong khuôn khổ học phần Quản lý điểm đến du lịch và Quản lý lữ hành dưới sự đồng hành hướng dẫn của PGS.TS Phạm Hồng Long, TS. Nguyễn Ngọc Dung, TS. Vũ Hương Lan và TS. Bùi Nhật Quỳnh.

Trong chuyến đi, thầy và trò lớp cao học Du lịch học K21 Khoa Du lịch học đã cùng nhau làm việc, khảo sát và tham quan các điểm đến nổi tiếng ở Hà Giang nằm trong quần thể Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên Đá Đồng Văn như: Cổng trời Quản Bạ, bãi đá Mặt trăng, nhà của Pao, dinh Vua Mèo, đèo Mã Pì Lèng, sông Nho Quế với đặc sắc hẻm vực Tu Sản, Cột cờ Lũng Cú, bản Lô Lô Chải… Các điểm tham quan này không chỉ giúp cho học viên trải nghiệm những cảnh quan ngoạn mục mà còn có cơ hội hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hóa của các dân tộc thiểu số tại đây, phù hợp cho việc nghiên cứu thực tiễn của môn học.

Ngày đầu tiên của chuyến đi, đoàn đã có cuộc gặp gỡ và làm việc với các đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang (bao gồm lãnh đạo Sở, Trung tâm Xúc tiến Du lịch, Ban Quản lý Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên Đá Đồng Văn, Hiệp hội Du lịch tỉnh) dưới sự chủ trì của bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang. Tại buổi gặp mặt, đoàn đã được nghe anh chị cán bộ lãnh đạo địa phương chia sẻ về những nỗ lực trong tác quản lý điểm đến du lịch, quảng bá và phát triển du lịch, cũng như các thách thức và cơ hội của du lịch tỉnh Hà Giang. 

PGS.TS Phạm Hồng Long (thứ 5, từ trái qua), bà Triệu Thị Tình (thứ 4 từ phải qua) chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ thuộc sở VHTT&DL tỉnh Hà Giang và các giảng viên khoa Du lịch học trường ĐHKHXH&NV
PGS.TS Phạm Hồng Long (thứ 5, từ trái qua), bà Triệu Thị Tình (thứ 4 từ phải qua) chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ thuộc sở VHTT&DL tỉnh Hà Giang và các giảng viên khoa Du lịch học trường ĐHKHXH&NV

Thông qua chương trình học tập thực tế tại Hà Giang, học viên Cao học K21 còn có cơ hội trải nghiệm cuộc sống địa phương qua hai đêm nghỉ tại các homestay bản địa, từ đó mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang.

Ngày đầu tiên, đoàn nghỉ tại Dao Lodge Homestay ở bản Nậm Đăm, Quản Bạ, một nơi nổi tiếng với khung cảnh núi non hùng vĩ và là địa bản sinh sống của cộng đồng người dân tộc Dao. Tại đây, học viên được chứng kiến và tham gia vào các hoạt động hàng ngày của người dân địa phương, từ việc đan lát thủ công đến nấu ăn truyền thống, qua đó hiểu thêm về phong tục và lối sống của họ. 

Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Dao Lodge Homestay (bản Nậm Đăm, huyện Quản Bạ). Homestay với kiến trúc mái nhà được dựng nghiêng lấy cảm hứng từ hình tượng cánh chim én trong quan niệm của người Dao là loài chim mang lại hạnh phúc và ấm no cho con người. Thiết kế của homestay này từng đoạt giải Kiến trúc xanh năm 2016.
Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Dao Lodge Homestay (bản Nậm Đăm, huyện Quản Bạ). Homestay với kiến trúc mái nhà được dựng nghiêng lấy cảm hứng từ hình tượng cánh chim én trong quan niệm của người Dao là loài chim mang lại hạnh phúc và ấm no cho con người. Thiết kế của homestay này từng đoạt giải Kiến trúc xanh năm 2016. 

Đêm thứ hai, đoàn nghỉ tại Dảnh House tại bản Lô Lô Chải, một kiến trúc đặc biệt lấy cảm hứng từ hình tượng đôi trống Đồng (trống bố và trống mẹ) loại nhạc cụ mang nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa của người Lô Lô. Dảnh house được lấy cảm hứng từ tên gọi của trống đồng trong tiếng Lô Lô. Theo chia sẻ của chị Hoàng Mỹ Khánh, chủ của Dảnh house đồng thời là cán bộ phòng Văn hóa huyện Đồng Văn, Dảnh nghĩa là trống đồng trong tiếng Lô Lô. Trong quan niệm của người Lô Lô, trống đông luôn có 1 đôi, Dảnh Pò là trống bố, Dảnh Mo là trống mẹ. Hiện tại dân tộc Lô Lô là dân tộc duy nhất trên thế giới còn sử dụng trống đồng trong sinh hoạt văn hoá hàng ngày. 

Dảnh house nhìn từ cột cờ Lũng Cú, nổi bật với 5 cặp trống đồng, nhạc cụ đặc trưng trong văn hoá đời sống của người Lô Lô.
Dảnh house nhìn từ cột cờ Lũng Cú, nổi bật với 5 cặp trống đồng, nhạc cụ đặc trưng trong văn hoá đời sống của người Lô Lô.

Buổi tối trong bữa tiệc gala dinner, đoàn tham gia hoạt động giao lưu văn hóa địa phương thông qua việc tìm hiểu và hòa mình vào các điệu múa truyền thống, tham gia trò chơi dân gian “Đá lợn” được biểu diễn bởi các nghệ nhân tại bản Lô Lô Chải. Đây là một cơ hội quý giá để học viên không chỉ quan sát mà còn trực tiếp tham gia vào đời sống văn hóa đặc sắc của cộng đồng địa phương. 

Đoàn tham gia điệu múa truyền thống của người Lô Lô được thể hiện bởi các nghệ nhân bản địa kết hợp cùng âm thanh được tạo ra từ đôi trống đồng đặc trưng của người Lô Lô.
Đoàn tham gia điệu múa truyền thống của người Lô Lô được thể hiện bởi các nghệ nhân bản địa kết hợp cùng âm thanh được tạo ra từ đôi trống đồng đặc trưng của người Lô Lô. 
 
Đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng các nghệ nhân địa phương tại bản Lô Lô Chải.
Đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng các nghệ nhân địa phương tại bản Lô Lô Chải. 

Những trải nghiệm này không chỉ giúp học viên áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn mà còn góp phần nâng cao nhận thức và sự trân trọng đối với văn hóa và truyền thống địa phương. Chuyến đi đã mở rộng tầm nhìn và củng cố tình yêu của học viên đối với ngành du lịch, đồng thời khẳng định giá trị của sự đa dạng văn hóa trong ngành du lịch toàn cầu.

Sau ba ngày tham quan nghiên cứu và học hỏi, hành trình thực tế đến Hà Giang đã khép lại một cách trọn vẹn với không chỉ với những kiến thức bổ ích và sự kết nối với các địa phương mà còn với rất nhiều cảm xúc, kỉ niệm đẹp của các thành viên lớp Cao học Du lịch K21 dưới mái nhà chung Khoa Du lịch học. 

Hình ảnh liên quan:

Nét đẹp trong trẻo của những em bé vùng cao (ảnh chụp tại: Dốc Thẩm Mã)
Nét đẹp trong trẻo của những em bé vùng cao (ảnh chụp tại: Dốc Thẩm Mã).
 
Nếp nhà truyền thống của người H’Mông tại làng văn hoá Lũng Cẩm thuộc thôn Sủng Là, nơi từng là phim trường của bộ phim”Nhà của Pao”.
Nếp nhà truyền thống của người H’Mông tại làng văn hoá Lũng Cẩm thuộc thôn Sủng Là, nơi từng là phim trường của bộ phim”Nhà của Pao”.
 
Đoàn check in tại Bãi đá Mặt trăng được hình thành do quá trình dãy núi đá vôi bị phong hóa, tạo thành những tảng đá lớn nhỏ phủ dọc khắp sườn núi. Đặc biệt, các phiến đá lởm chởm và xù xì, bề mặt góc cạnh và sắc nhọn, trải dài trên mặt đất.
Đoàn check in tại Bãi đá Mặt trăng được hình thành do quá trình dãy núi đá vôi bị phong hóa, tạo thành những tảng đá lớn nhỏ phủ dọc khắp sườn núi. Đặc biệt, các phiến đá lởm chởm và xù xì, bề mặt góc cạnh và sắc nhọn, trải dài trên mặt đất.
 
Thầy và trò Cao học Du lịch học K21 check dưới chân cột cờ Lũng Cú, nơi đánh dấu địa đầu cực bắc của Việt Nam.
Thầy và trò Cao học Du lịch học K21 check dưới chân cột cờ Lũng Cú, nơi đánh dấu địa đầu cực bắc của Việt Nam. 
 
Học viên lớp cao học Du lịch học K21 thích thú khi được tham quan và check in trên sông Nho Quế, điểm tham quan đặc sắc mang trong mình các giá trị về cảnh quan và địa chất, địa mạo.
Học viên lớp cao học Du lịch học K21 thích thú khi được tham quan và check in trên sông Nho Quế, điểm tham quan đặc sắc mang trong mình các giá trị về cảnh quan và địa chất, địa mạo. 
 
Bản Lô Lô Chải nhìn từ cột cờ Lê Việt Long - Lê Mạnh Nghĩa (Học viên CH21)
Bản Lô Lô Chải nhìn từ cột cờ 
Lê Việt Long - Lê Mạnh Nghĩa (Học viên CH21)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây