Ứng dụng công nghệ thông minh trong phát triển du lịch bền vững

Thứ bảy - 20/04/2024 18:19
Ứng dụng công nghệ thông minh trong phát triển du lịch bền vững
     Hội thảo là diễn đàn để các chuyên gia, doanh nghiệp và nhiều đơn vị nghiên cứu gặp gỡ trao đổi thông tin, đánh giá xu hướng nghiên cứu mới và đề xuất cải tiến cho du lịch Việt Nam. Đồng thời, hội thảo thúc đẩy các trường đại học trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, qua đó, áp dụng những thành tựu nghiên cứu vào thực tiễn, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch quốc gia.
     Hội thảo xoay quanh 3 chủ đề then chốt: Ứng dụng công nghệ số trong du lịch; Khai thác giá trị của di sản trong hoạt động du lịch; Phát triển du lịch bền vững với nhiều ý kiến tham luận giá trị đến từ các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách.
 

PGS.TS. Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN trình bày tham luận tại Hội thảo

     Báo cáo tham luận tại Hội thảo, PGS.TS. Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN nhận định, muốn phát triển du lịch bền vững, ngành du lịch cần quan tâm sức tải - sức chứa trong du lịch; năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; du lịch giảm thải carbon...  "Ngoài ra, chúng ta cần chú trọng vấn đề biến đổi khí hậu, chính sách phát triển du lịch bền vững và kinh tế tuần hoàn. Bởi du lịch bền vững là những hoạt động du lịch có mục tiêu mang lại lợi ích kinh tế, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng; thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của các thành phần tham gia du lịch… trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên; đồng thời có ý thức đến việc đầu tư tôn tạo, bảo tồn và duy trì tính nguyên vẹn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo môi trường trong sạch; phải gắn trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng trong việc khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường", PGS.TS Phạm Hồng Long cho biết.
     Ths. Hoàng Ngọc Hiển - Phó Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn Lang cho biết, muốn giải quyết các hạn chế, thách thức khi phát triển du lịch bền vững, ngành du lịch Việt Nam cần đầu tư ứng dụng công nghệ số. Trong đó, cần quan tâm ứng dụng công nghệ số ngay trong các chương trình đào tạo của các trường, trong mỗi học phần liên quan đến phát triển du lịch bền vững; đồng thời, các trường cần đẩy mạnh hợp tác đào tạo ứng dụng công nghệ số trong du lịch khi liên kết với các trường quốc tế, chuyên gia hàng đầu...
 
Ông Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

     Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ VH-TT&DL Lê Anh Tuấn đánh giá cao hội thảo đã bám sát định hướng những vấn đề nóng của ngành. Hiện ứng dụng du lịch thông minh vẫn còn nhiều tồn tại, đòi hỏi người làm trong lĩnh vực du lịch phải tìm ra phương hướng, kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước tìm ra hướng đi trúng và đúng. Chúng ta cần chú trọng đến nguồn lực nội tại, cơ sở hạ tầng chung, cơ chế chính sách, nguồn nhân lực... đặc biệt là hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.
     Ông Tuấn gợi ý một số ứng dụng trong thực tiễn ngành du lịch Việt Nam có thể áp dụng như khách sạn robot, công nghệ nhận diện gương mặt - tối đa hóa trải nghiệm của du khách. Hay những hệ thống như qua cửa tự động, check-in trong vòng 3 giây hoặc mở cửa phòng, mua hàng và thanh toán bằng… nụ cười.
     Các bài viết tham luận tại hội thảo được in trong Kỷ yếu hội thảo du lịch Quốc gia 2024 có mã số xuất bản ISBN của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, nhằm nhân rộng giá trị Hội thảo và lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và giảng viên đến cộng đồng chuyên môn.
 

Nguồn: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ứng dụng công nghệ thông minh trong phát triển du lịch bền vững
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay717
  • Tháng hiện tại33,765
  • Tổng lượt truy cập1,237,971
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây