Tháng 6/2022: Hướng dẫn viên du lịch có thể hành nghề mà không có thẻ hướng dẫn viên du lịch không?

Thứ tư - 15/06/2022 20:41
     Từ cách đây 7 đến 10 năm, hướng dẫn viên chui đã trở thành vấn đề nhức nhối của du lịch Việt Nam. Các đối tượng thực hiện hành vi này cũng tương đối rộng, có cả là sinh viên hay người nước ngoài ở Việt Nam lâu năm. Tại các thành phố lớn, thu hút đông khách du lịch nước ngoài như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, việc sinh viên tận dụng vốn ngoại ngữ của bản thân để thực hiện hướng dẫn du lịch không còn là điều mới mẻ, thậm chí đây đã và đang được coi là công việc làm thêm của nhiều bạn sinh viên. Ngoài ra, một số đối tượng là người nước ngoài đã sinh sống và hiểu biết văn hóa – lịch sử Việt Nam cũng hành nghề hướng dẫn viên chui.
     Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp sử dụng thẻ HDV giả, thẻ không phải chính chủ nhằm qua mặt lực lượng chức năng để hành nghề. Tinh vi hơn, nhiều đoàn khách du lịch thậm chí vẫn thuê HDV người Việt Nam với đầy đủ pháp lý nhưng xuyên suốt chuyến đi thì không được phép làm nói gì và chỉ lo làm việc với thanh tra nếu xảy ra vấn đề pháp lý.
1.      Hậu quả của “hướng dẫn viên chui”.
      Đầu tiên, việc tổ chức tour luôn đòi hỏi sự đào tạo bài bản cũng như kinh nghiệm làm việc để tránh các sai sót dẫn đến hậu quả nặng nề bởi trong quá trình di chuyển, ăn uống hay lưu trú của khách du lịch đều tiềm ẩn nhiều sự cố bất ngờ và nếu không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ cũng như kĩ năng xử lý tình huống, sự trải nghiệm hay thậm chí là an toàn của khách du lịch cũng sẽ đều có thể bị ảnh hưởng xấu.
      Thứ hai, việc các hướng dẫn viên chui là người nước ngoài thiếu kiến thức hoặc cố tình truyền đạt sai kiến thức nhằm xuyên tạc lịch sử - văn hóa Việt Nam khiến du khách có cái nhìn sai lệch về đất nước. Vào năm 2018, dư luận từng dậy sóng trước video về một hướng dẫn viên chui người Trung Quốc giới thiệu áo dài truyền thống của Việt Nam chính là sườn xám của Trung Quốc khi dẫn khách tham quan tại bảo tàng Đà Nẵng. Thậm chí, đã từng có trường hợp, HDV Trung Quốc thuyết mình rằng Việt Nam là một nước phụ thuộc và luôn phải triều cống cho Trung Quốc.
      Thứ ba, việc các hướng dẫn viên chui với mức giá “tiết kiệm” khiến những hướng dẫn viên được đào tạo bài bản mất đi nguồn thu nhập. Việc cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các hướng dẫn viên chui và hướng dẫn viên chính thống khiến những người có kiến thức chuyên môn tốt khó cạnh tranh bởi luôn chịu sự mặc cả về công tác phí, thậm chí là không được tuyển chọn do chi phí cao hơn mà công ty lữ hành phải chịu.
2.      Các quy định của pháp luật.
      Pháp luật hiện hành có nhiều có biện pháp nhằm xử phạt, ngăn chặn vấn đề hướng dẫn viên chui.
      Theo đó, căn cứ vào khoản 6, 7, 8, 9 10, 11, Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP:
-        Khoản 7: Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hướng dẫn viên không có thẻ hướng dẫn viên du lịch hoặc dùng thẻ giả khi hành nghề
-        Khoản 8: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.
-        Khoản 9: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam của người nước ngoài.
-        Khoản 10:
o   Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 Điều này;
o   Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều này;
o   Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này.
-        Khoản 11:
o   Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều này;
o   Buộc thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.



 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây