Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn giới thiệu sách chuyên ngành Du lịch

Thứ ba - 28/02/2023 18:57
(Tạp chí Du lịch) - Sáng 27/2/2023, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có buổi tọa đàm nhằm giới thiệu Giáo trình “Nhập môn Du lịch” và cuốn sách “Du lịch Việt Nam: Chính sách và Thực tiễn”. Tọa đàm cũng là hoạt động thiết thực nhằm khích lệ, tạo niềm đam mê nghiên cứu khoa học tới các nhà nghiên cứu trẻ trong lĩnh vực du lịch, góp phần thúc đẩy ngành Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển.
Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn giới thiệu sách chuyên ngành Du lịch

     

Hình ảnh bìa giáo trình “Nhập môn Du lịch” và cuốn sách “Du lịch Việt Nam: Chính sách và Thực tiễn”

      Giáo trình “Nhập môn Du lịch” - Tài liệu hữu ích cho các cơ sở đào tạo du lịch

     Cuốn Giáo trình “Nhập môn Du lịch” do PGS.TS. Trần Đức Thanh, PGS. TS. Phạm Hồng Long, TS. Vũ Hương Lan đồng chủ biên cùng với sự tham gia của nhóm các nhà khoa học Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn.

PGS. TS. Phạm Hồng Long – Trưởng Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đại diện nhóm biên soạn giới thiệu về giáo trình “Nhập môn Du lịch”

       Đây là tài liệu hết sức thiết thực, có ý nghĩa đối với công tác đào tạo du lịch ở nước ta hiện nay. Giáo trình gồm 5 chương: Những vấn đề chung (một số khái niệm, quá trình hình thành và phát triển du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, tính thời vụ trong du lịch), Các hợp phần của du lịch (khách du lịch, các nhà cung ứng du lịch, cộng đồng địa phương, các cơ quan tổ chức du lịch), Tác động của du lịch (tác động của du lịch đến văn hóa, xã hội, kinh tế, môi trường tự nhiên, đào tạo và nghiên cứu, phát triển du lịch bền vững), Loại hình và sản phẩm du lịch, Tương lai và triển vọng của du lịch. Toàn bộ nội dung trong giáo trình cung cấp những kiến thức nền tảng, những khái niệm, quan điểm và nội dung chung nhất, cơ bản nhất, tạo tiền đề để người học đi sâu học tập, nghiên cứu các nội dung tiếp theo. Đây sẽ là tài liệu hết sức hữu ích cho các cơ sở đào tạo về du lịch ở nhiều cấp học, là tài liệu tham khảo có giá trị đối với những người mong muốn tìm hiểu về hoạt động của ngành Du lịch.

Những nhà khoa học tham gia biên soạn giáo trình “Nhập môn Du lịch”

     Đánh giá cao tâm huyết của những nhà khoa học đã biên soạn ra cuốn giáo trình, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh đã viết: “Giáo trình có nội dung bao quát về du lịch như một hiện tượng xã hội, một ngành kinh tế và một lĩnh vực đào tạo nghiên cứu trong số các ngành khoa học xã hội ở Việt Nam. Giáo trình được thiết kế theo hướng mở, các nội dung được phân tích chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu nhằm khuyến khích người học khai phóng tư duy, tranh biện sáng tạo”.

     Cuốn sách “Du lịch Việt Nam: Chính sách và Thực tiễn” - góc nhìn toàn diện về sự phát triển du lịch ở Việt Nam

     Cuốn sách “Du lịch Việt Nam: Chính sách và Thực tiễn” mang tới một góc nhìn toàn diện về sự phát triển du lịch ở Việt Nam trong suốt những thập kỷ qua với mức tăng trưởng nhanh chóng cùng sự hình thành của một loạt các loại hình du lịch.

    Cuốn sách gồm 3 phần với 13 chương. Phần I, phác thảo lịch sử du lịch, vai trò và sự tham gia của khu vực công và tư trong quản trị và lập kế hoạch, và thị trường du lịch. Phần II, đưa ra những phân tích, đánh giá về các loại hình du lịch ở Việt Nam, bao gồm du lịch biển đảo, sinh thái, di sản và cộng đồng. Phần III, tập trung vào các vấn đề hoạt động hiện tại của ngành Du lịch, khách sạn và sự kiện.

GS. Bùi Thanh Hương - Khoa Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan (APU), Nhật Bản đại diện nhóm biên soạn giới thiệu cuốn sách “Du lịch Việt Nam: Chính sách và Thực tiễn”


     Cuốn sách cũng cung cấp, phân tích, cập nhật về chính sách, cơ cấu, quản trị và vận hành du lịch ở Việt Nam, cũng như các loại hình du lịch khác nhau từ cả góc độ lý thuyết và thực tiễn thông qua việc đánh giá toàn diện; dựa trên khu vực du lịch công và tư nhân; đề cập đến cấu trúc, quản trị và quy hoạch du lịch Việt Nam; khảo sát sản phẩm du lịch được quan tâm; giải quyết các vấn đề hiện tại ảnh hưởng đến hoạt động và sự quản lý của ngành; chấp nhận quan điểm địa phương và toàn cầu; phác thảo các nguyên tắc và thông lệ áp dụng cho Đông Nam Á.

Những nhà khoa học tham gia biên soạn cuốn sách “Du lịch Việt Nam: Chính sách và Thực tiễn”

     Cuốn sách được viết bởi GS. Bùi Thanh Hương - Khoa Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan (APU), Nhật Bản, cùng các học giả có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về Du lịch Việt Nam. Đây là nguồn tham khảo đáng tin cậy cho sinh viên, nhà nghiên cứu và những người làm trong ngành quan tâm đến du lịch hiện đại, đặc biệt là ở Việt Nam và Đông Nam Á.

     Một số hình ảnh khác tại Tọa đàm:

 

Thành viên tham dự Toạ đàm chụp ảnh lưu niệm với các tác giả sách

 

Hình ảnh cuốn sách: "Nhập môn Du lịch: Introduction to tourism"

 

Hình ảnh chia sẻ của PGS. TS Phạm Hồng Long – Trưởng Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nguồn tin: Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn giới thiệu sách chuyên ngành Du lịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập138
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm137
  • Hôm nay2,319
  • Tháng hiện tại34,757
  • Tổng lượt truy cập1,158,024
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây