Khoa Du lịch họchttps://fts.ussh.vnu.edu.vn/uploads/fts/logo-fts.png
Thứ bảy - 18/02/2023 18:31
Nếu như năm 2000, Việt Nam mới đón 2,1 triệu lượt khách quốc tế, 11,2 triệu lượt khách nội địa thì đến năm 2018, ngành Du lịch Việt Nam đã đón 15,6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa. Cùng với sự bùng nổ về khách du lịch là sự phát triển nhanh chóng của hệ thống nhà hàng, khách sạn đẳng cấp quốc gia và quốc tế trên phạm vi toàn quốc. Điều này đã dẫn đến tình trạng nhân lực phục vụ trong ngành du lịch khách sạn thiếu trầm trọng và Quản trị khách sạn trở thành một trong những ngành học đầy hứa hẹn tại Việt Nam.
Nếu bạn yêu thích mà vẫn còn đang phân vân đăng kí nguyện vọng thì cũng đừng ngần ngại chọn ngành Quản trị khách sạn của Khoa Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn làm bến đỗ cho 4 năm học đại học của mình nhé! 1. Một số thông tin về chương trình đào tạo Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt : Quản trị khách sạn
+ Tiếng Anh: Hotel Management
Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
Thời gian đào tạo: 04 năm
Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Quản trị Khách sạn
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Hotel Management
Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Mục tiêu đào tạo Đào tạo cử nhân ngành Quản trị khách sạn có:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; thái độ làm việc trách nhiệm, độc lập và hòa đồng với tập thể; yêu nước và tự hào dân tộc, có ý thức giữ gìn bảo vệ và phát huy nguồn tài nguyên du lịch và khách sạn; có khả năng làm việc trong môi trường có yếu tố nước ngoài;
- Nắm vững những kiến thức cơ bản của khoa học xã hội nhân văn, khoa học quản lý, quản trị kinh doanh, quản trị khách sạn (quản trị lễ tân, quản trị thực phẩm đồ uống, quản trị dịch vụ buồng, kinh doanh dịch vụ buồng…) cũng như những kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh doanh du lịch như quản trị lữ hành, quản trị sự kiện... ;
- Thực hiện, quản lý, điều hành và giám sát các nghiệp vụ cơ bản trong các đơn vị kinh doanh khách sạn nhà hàng; tham gia điều chỉnh và thực hiện các chiến lược, dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn cũng như các chính sách tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch – khách sạn; thực hiện các nghiên cứu độc lập có tính thực tiễn trong lĩnh vực du lịch – khách sạn, tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy về khách sạn; ứng xử, giao tiếp mang tính chuyên nghiệp và sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ trong công việc chuyên môn. 3. Thông tin tuyển sinh - Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.