CÁC BƯỚC LÀM 01 BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TỌA ĐÀM SỐ 01 VỀ NCKHSV

Thứ hai - 20/02/2023 03:15
CÁC BƯỚC LÀM 01 BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TỌA ĐÀM SỐ 01 VỀ NCKHSV
Nghiên cứu Khoa học luôn là một chủ đề đáng quan tâm đối với sinh viên. Hãy cùng Khoa Du lịch học tìm hiểu các bước cần làm để hoàn thiện 01 bài nghiên cứu khoa học nhé!

Bước 1: Chuẩn bị cho nghiên cứu.
1. Chọn đề tài.
– Đề tài nghiên cứu phải có ý nghĩa khoa học: bổ sung nội dung lý thuyết của khoa học, hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại nhiều khúc mắc…
– Đề tài phải có tính thực tiễn, thể hiện ở việc thỏa mãn một nhu cầu hiện hữu trong xã hội, đem lại giá trị thiết thực cho cả lý luận và thực tiễn.
– Đề tài phải phù hợp với khả năng chuyên môn, điều kiện vật chất và quỹ thời gian của nhóm nghiên cứu.
2. Thu thập tài liệu.
– Tìm kiếm thông qua các thầy cô hướng dẫn, thường các thầy cô có kinh nghiệm lâu năm trong nghiên cứu sẽ sưu tầm một lượng lớn các tài liệu hữu ích cho công trình.
– Tìm kiếm trong thư viện hoặc kho tài liệu của trường đại học.
– Tìm kiếm trong các bài báo, tạp chí khoa học, các ấn phẩm khoa học về chuyên ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu.
– Tìm kiếm trên các trang web lưu trữ tài liệu khoa học .
3. Xác định các vấn đề liên quan đến đề tài.
– Đối tượng nghiên cứu: Là những người, sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
– Phạm vi nghiên cứu: Là giới hạn khảo sát đối tượng nghiên cứu trong trong phạm vi nhất định, bao gồm thời gian và không gian cụ thể.
– Mục đích nghiên cứu: Là đích đến mà người nghiên cứu muốn đạt được sau khi thực hiện nghiên cứu.
– Nội dung nghiên cứu: Là mô tả quá trình nghiên cứu dự tính của người nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu: Là cách thức, phương tiện để giải quyết các nhiệm vụ trong nghiên cứu, là vấn đề quan trọng nhất mà một người nghiên cứu cần phải nắm rõ vì xác định được phương pháp sẽ xác định được hướng đi phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu.
4. Lập kế hoạch – xây dựng đề cương.
Đề cương nghiên cứu: Là văn bản dự kiến các mục nội dung chi tiết của công trình nghiên cứu, là cơ sở để người nghiên cứu dựa vào khi tiến hành hoạt động trong giai đoạn triển khai.

Bước 2: Triển khai nghiên cứu.
1. Lập giả thiết.
Giả thiết khoa học dù chỉ là giả định trên lý thuyết, nhưng vẫn cần tuân thủ các quy tắc sau:
– Giả thiết phải có khả năng giải thích được sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu.
– Giả thiết phải đủ khả năng được kiểm chứng bằng thực nghiệm.
2. Thu thập và xử lý dữ liệu.
2.1. Thu thập dữ liệu.
Các dữ liệu cần thỏa mãn những yêu cầu đã đặt ra, như có độ chính xác và tin cậy cao, có thông tin hữu ích để hình thành cơ sở đánh giá giả thiết, liên quan mật thiết tới đề tài,…
Tuy nhiên, các dữ kiện thu thập chưa thể sử dụng ngay được mà phải qua quá trình sàng lọc, phân tích, xử lý.
2.2. Xử lý dữ liệu.
Trong quá trình phân tích và xử lý thông tin cần chú ý tôn trọng tính khách quan của sự kiện, con số, người nghiên cứu không được chủ quan áp đặt theo ý đồ của bản thân.
3. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
– Kiểm tra bằng thực nghiệm trên nhiều phạm vi, đối tượng khác nhau: cách này làm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
– So sánh, đối chiếu với các kết luận từ những nghiên cứu khác: mặc dù việc so sánh này có thể khác nhau khi nghiên cứu tìm ra cái mới, góc nhìn mới, nhưng việc đối chiếu này cũng đảm bảo tính đa chiều trong đánh giá của người nghiên cứu.
Bước 3: Báo cáo kết quả nghiên cứu.
Viết báo cáo cần phải viết nhiều lần, có bản nháp để giáo viên hướng dẫn chỉnh sửa, góp ý cho phù hợp. Một báo cáo khoa học, về nội dung cần có hàm lượng vừa phải nhưng rõ ràng, đầy đủ các ý tương ứng với đề cương đã có; về hình thức cần trình bày sạch sẽ, phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây