Chuyến thực tập chuyên ngành lữ hành của sinh viên chính quy và sinh viên bằng kép K61 của khoa Du Lịch Học - Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội với tên gọi "Chuyến đi tuổi trẻ" đã khép lại sau 7 ngày 6 đêm trải dọc các tỉnh thành miền Trung Việt Nam
Chuyến thực tập chuyên ngành lữ hành của sinh viên chính quy và sinh viên bằng kép K61 của khoa Du Lịch Học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội với tên gọi "Chuyến đi tuổi trẻ" đã khép lại sau 7 ngày 6 đêm trải dọc các tỉnh thành miền Trung Việt Nam với nhiều kỉ niệm đáng nhớ.
Ảnh 1: Viếng mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp
Chuyến thực tập bắt đầu từ ngày 06/01/2020 – 12/01/2020 gồm 52 sinh viên chuyên ngành Lữ hành và sự đồng hành của 2 giảng viên môn học Thực tập chuyên ngành Lữ hành là Th.S Vũ Hương Lan và Th.S Đinh Nhật Lê. Ngoài ra đoàn còn nhận được sự hỗ trợ hết sức quý giá của TS. Nguyễn Quang Vinh – giáo viên phụ trách môn học Thực tập chuyên ngành Lữ hành – Giảng viên khoa Du lịch học. Mặc dù thầy không trực tiếp đồng hành cùng cả đoàn trong chuyến hành trình nhưng thầy đã cho ý kiến để điều chỉnh lịch trình một cách hợp lí và hỗ trợ đoàn các thông tin liên hệ dịch vụ liên quan trong chuyến đi. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy, cô đã tận tình giúp đỡ các bạn sinh viên. Nhờ sự hướng dẫn của thầy trước chuyến đi và sự đồng hành, hỗ trợ của 2 cô trong chuyến đi đã góp phần làm nên thành công của chương trình thực tập chuyên ngành Lữ hành. -nganh-lu-hanh-n832
Trong chuyến đi, đoàn sinh viên thực tập đã có cơ hội đặt chân đến các miền đất di sản của tổ quốc, được đến tham quan học tập tại nhiều điểm đến nổi tiếng không chỉ về mặc di sản mà còn về cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc có thể kể tới như: nơi an nghỉ của đại tướng Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình), Động Phong Nha và Động Tiên Sơn thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị), điểm đến du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên Huế), Đại Nội Huế thuộc Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam), Bảo tàng điêu khắc Chăm (Đà Nẵng), Ngã ba Đồng Lộc, Khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa). Qua đó, các bạn sinh viên đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích về điểm tuyến du lịch khu vực Bắc Trung Bộ, hiểu được tính chất của một di sản, và lợi ích từ di sản đem đến cho cộng đồng và cho người dân địa phương,…
Ảnh 2: Đoàn tập trung trước khi di chuyển đến Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Ảnh 3: Dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị
Ảnh 4: Làng du lịch Cầu Ngói Thanh Toàn
Ảnh 5: Trước Đại Nội Huế
Ảnh 6: Khu Đền tháp Mỹ Sơn
Ảnh 7: Cố đô Lam Kinh
Không chỉ vậy các bài học về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp như: bài học cơ bản về thời gian, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thuyết minh, cách linh hoạt thay đổi lịch trình phù hợp với hoàn cảnh nhưng vẫn giữ được nội dung cốt lõi ban đầu,v.v... Những bài học này chắc chắn sẽ đi theo và giúp ích cho các bạn sinh viên rất nhiều trong suốt chặng đường sự nghiệp du lịch sau này.
Chuyến đi tuy ngắn nhưng đã để lại trong mỗi sinh viên nhiều cảm xúc, vừa tự hào dân tộc, vừa xúc động đau xót trước sự hi sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ chiến đấu quên mình vì Tổ quốc. Bên cạnh đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi được cùng nhau trải nghiệm những điều mới mẻ, cùng nhau tham dự đêm gala để thêm tình đoàn kết và cùng làm nên những kỉ niệm khó quên của đời sinh viên tươi trẻ,..
Mặc dù là chuyến đi cuối cùng trong tiến trình học tập của sinh viên K61, nhưng có lẽ đây là chuyến đi mở đầu, cũng là chìa khoá cho những chuyến đi sau này của những hướng dẫn viên, những nhà điều hành tour tương lai của ngành du lịch Việt Nam. Mong rằng những kỹ năng được truyền đạt trong môn học sẽ là hành trang quý báu của mỗi bạn sinh viên khi bước chân vào làm trong lĩnh vực Du lịch sau này.
Tác giả: Admin
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn