Thuyết trình chuyên đề của các học giả Anh quốc về Du lịch lặn biển

Thứ ba - 01/07/2014 18:30

Ngày 01/07/2014, tại phòng 701 nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, buổi nói chuyện chuyên đề “Dive Tourism, Communities and Small Island: Lessons from Malaysia and Indonesia” (tạm dịch "Du lịch lặn biển, các cồng đồng và các đảo nhỏ: Bài học từ Malaysia và Indonesia") đã được tổ chức thành công với sự tham gia thuyết trình của các học giả Dr. Mark Hampton (Giảng viên cao cấp về quản trị Du lịch) và Dr. Julia Jeyacheya đến từ Đại học Kent, vương quốc Anh. Tham dự buổi nói chuyện có sự góp mặt của Phó Hiệu trưởng Nhà trường PGS.TS. Phạm Quang Minh, đại diện Ban chủ nhiệm Khoa cùng giảng viên và các sinh viên, học viên của khoa Du lịch học.

        Tại buổi nói chuyện, các học giả đã làm rõ tầm quan trọng, vai trò và tác động của xu hướng du lịch trải nghiệm, cụ thể là du lịch lặn biển, những tác động về kinh tế và xã hội đối với việc phát triển du lịch ở các nước đang phát triển như Việt Nam nói riêng, các nước trong khu vực nói chung, đặc biệt áp dụng cho du lịch biển đảo. Chuyên đề mở ra hướng tiếp cận cụ thể với du lịch lặn biển, các phương thức hoạt động chính, thực trạng phát triển của các địa phương đang sau thời gian khai thác và phát triển du lịch lặn biển. Đặc biệt, qua sự nghiên cứu chi tiết, các học giả đã chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực từ sự phát triển của xu hướng này tới cộng đồng địa phương. Đồng thời chuyên đề cũng chỉ ra các bài học cụ thể rút ra từ các điểm đến được nghiên cứu cụ thể là các đảo Perhentian, Redang và Sipadan của Malaysia và đảo Gili Trawangan của Indonesia. Với những số liệu thống kê vô cùng ấn tượng, như 25.7 triệu lượt khách đến Malaysia trong năm 2013, mang lại thu nhập 21 tỉ dollar, đóng góp 7% GNP hay 8.8 triệu lượt khách đến Indonesia, mang lại 49.3 tỉ dollar, đóng góp 3.1% GDP đất nước, đây thực sự là những điểm đến đáng ngưỡng mộ và học tập trong phát triển du lịch.

 

        PGS.TS. Phạm Quang Minh, các giảng viên, học viên cao học và sinh viên khoa Du lịch học đã có những trao đổi sôi nổi, cởi mở và liên hệ với hoạt động du lịch lặn biển của Việt Nam. Các thắc mắc được đưa ra xoay quanh những khó khăn và thuận lợi khi áp dụng những bài học cụ thể vào các địa phương đang và sẽ phát triển du lịch lặn biển như Nha Trang, Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn….

 

 

Buổi nói chuyện chuyên đề đã kết thúc tốt đẹp trong sự chia sẻ và đóng góp mang tính xây dựng tích cực từ diễn giả và những thành viên tham gia. PGS.TS. Phạm Quang Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Du lịch học cũng bày tỏ mong muốn hợp tác nghiên cứu và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai Trường trong thời gian tới, đặc biệt trong nghiên cứu du lịch biển đảo.   

Tin và ảnh: Thu Thủy – Thanh Ngọc – Yến Anh

Tác giả: Thu Thủy – Thanh Ngọc – Yến Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây