KHOA DU LỊCH HỌC CÙNG BUỔI CHUNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH “VƯỜN ƯƠM TÀI NĂNG 2023”

Thứ năm - 27/07/2023 19:13
ảnh trao giải toàn đội
ảnh trao giải toàn đội
Ngày 26/07/2023 đã diễn ra buổi Chung kết chương trình "Vườn ươm tài năng 2023" tại Chùa Tam Chúc, sinh viên lớp K66 - Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành Nguyễn Thị Minh Thùy, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã xuất sắc giành giải Ba chung cuộc. Đây là một sự kiện rất đáng tự hào đối với Khoa Du lịch học của trường.
 

Hội trường buổi Chung kết đã được ban tổ chức chuẩn bị sẵn sàng và 05 đội thi cũng có mặt từ sớm để chuẩn bị cho 03 vòng thi của buổi chung kết. Với tài năng của mình, 30 thí sinh từ khắp các trường Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Du lịch, Văn hóa và Tôn giáo đã xuất sắc vượt qua 599 thí sinh đăng ký tham gia, tạo nên các đội thi và đã mang đến những phần trình bày hết sức đặc sắc, công phu truyền tải được tinh thần quảng bá Du lịch Việt một cách sáng tạo kèm theo đó là những bản sắc riêng của từng cá nhân. 
 

Sân khấu chung kết cũng đánh dấu sự kết thúc trong hành trình “VƯỜN ƯƠM MẦM TÀI NĂNG VĂN HÓA DU LỊCH 2023”. Chương trình đã thực hiện đúng tinh thần của khẩu hiệu “Ươm mầm tri thức, chắp cánh tương lai” tạo ra một sân chơi bổ ích dành cho các bạn sinh viên - nơi những mầm non “tài năng” được học hỏi, sáng tạo và cháy hết mình. 
 

Sau khi buổi chung kết kết thúc, đoàn đại biểu cùng các đội thi, các đội cổ vũ di chuyển tới dùng bữa tại “Khách Xá” tại quần thể chùa Tam Chúc. Tại đây, thực khách được thưởng thức một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng với các đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Hà Nam - nơi quần thể Chùa Tam Chúc được xây dựng, gặp gỡ các đội từ các trường Đại học, Cao đẳng cùng chuyên ngành và phương hướng hoạt động cống hiến cho du lịch Việt Nam trong tương lai. 

Chương trình “VƯỜN ƯƠM MẦM TÀI NĂNG VĂN HÓA DU LỊCH 2023” kết thúc một cách trọn vẹn bằng chuyến tham quan chùa Tam Chúc của các đội cổ vũ cùng các giảng viên trong ngành Du lịch đến từ khắp các trường trên cả nước vào buổi chiều ngày 26/07/2023 sau khi kết thúc bữa ăn trưa. 
 

Do hạn chế về mặt thời gian nên đoàn tham quan được 05 địa điểm chính của Quần thể di tích Chùa Tam Chúc, bao gồm: Đình Tam Chúc, Đền Mẫu, Cổng Tam Quan Nội,  Điện Tam Thế, Chùa Ba Sao.

Di chuyển bằng thuyền tham quan 2 địa điểm di tích đầu tiên là Đình Tam Chúc, Đền Mẫu đã tái hiện được nét truyền thống về phương thức sinh sống, canh tác của người dân vùng đất Nam Định xưa chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp lúa nước trên vùng nước mênh mông. Người dân không có điều kiện để lập, dựng những ngôi chùa lớn, thay vào đó dựng các chòi, vùng đất nhô để thờ cúng. 

Đình Tam Chúc: Ngôi Đình Tam Chúc tương truyền là xưa ngôi đình thờ hoàng hậu Đinh Dương Thị Nguyệt, Đinh Tiên Hoàng và thần Bạch Mã mang dấu tích cổ từ thời vua Đinh. 

Đền Mẫu: Tiếp tục điểm đến đền Mẫu, du khách tham quan và thấy được rõ hơn những dấu tích về phương thức sinh sống, tín ngưỡng của người dân mảnh đất Hà Nam xưa: Thờ Tam vị thánh mẫu - Mẫu đệ nhất thượng thiên (Cai quản vùng Trời); Đệ nhị thượng ngàn (Cai quản vùng Rừng); Đệ tam thoải cung (Cai quản đất nước).

Cổng Tam Quan Nội: Tiếp tục di chuyển đến Cổng Tam Quan Nội (tức cổng chùa Tam Chúc) nơi Phật đang nằm ở thế Niết Bàn cùng các đặc điểm kiến trúc tâm linh thú vị. 
 

Điện Tam Thế: Di chuyển bằng xe điện đoàn được tham quan Điện Tam Thế. Trong Điện Tam Thế cầm cố 3 pho tượng Tam cố gắng Phật (quá khứ, lúc này và tương lai). Khác với hình ảnh các tượng Phật ở các ngôi chùa khác, 3 pho tượng tại Điện Tam Thế có dáng vẻ khá giống nhau đại diện cho 3 thời không gian. Lý do cho sự khác biệt này được lý giải bởi tương lai là điều không ai biết trước nên không thể ấn định dáng vẻ chính xác của tượng Phật.

Chùa Tam Chúc không đơn giản là một ngôi chùa truyền bá lại đạo Phật mà hơn thế còn thể hiện mối quan hệ kết nối giữa các tôn giáo trên toàn thế giới. Minh chứng rằng để tạo dựng lên được ngôi Điện Tam Thế đã có những sự đóng góp của Đạo Hồi, Thiên Chúa Giáo,… Đây có lẽ chính là mối liên hệ chặt chẽ để quần thể Tam Chúc ngày càng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong truyền bá tôn giáo. Chính những họa tiết trong Điện cũng mang lại những ý nghĩa nhất định, ví như họa tiết Bánh xe luân hồi được khắc hai bên mặt trong cánh cửa chính điện.

Chùa Ba Sao: Chùa Ba Sao là điểm tham quan cuối cùng của đoàn. Cùng với sự hướng dẫn của hướng dẫn viên, đoàn sinh viên Khoa Du lịch học nói riêng, đoàn tham quan nói chung được tìm hiểu về sự tích tên Chùa Tam Chúc, lý giải về thế núi cũng như một thông tin vô cùng thú vị. Chùa Tam Chúc mới chỉ được xây dựng 1/3, dự kiến sẽ được hoàn thành sau 30 năm nữa. Đồng thời quần thể Chùa Tam Chúc còn là tuyến đường nối với các địa danh nổi tiếng như Chùa Bà Đanh, Chùa Hương, … 
 

Khép lại hành trình ngày 26/07/2023, đoàn sinh viên Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cảm thấy vinh dự, tự hào về danh lam thắng cảnh Việt Nam nói chung, khu di tích Tam Chúc nói riêng; đồng thời nhận thức rõ hơn ràng hơn sứ mệnh phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt là du lịch tâm linh trong tương lai.  
 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay1,264
  • Tháng hiện tại6,741
  • Tổng lượt truy cập1,256,086
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây