VẤN ĐỀ MÃ NGÀNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM

Thứ năm - 13/04/2017 11:43

VẤN ĐỀ MÃ NGÀNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM

Trần Đức Thanh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội

  1. Bối cảnh du lịch

Du lịch đã trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng, chiếm tỉ trọng cao trong GDP của nhiều quốc gia. Du lịch được đánh giá là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Trong 10 cường quốc kinh doanh du lịch hiệu quả nhất năm 2014, Hoa Kì đứng hàng đầu với 110,1 tỷ đô la Mỹ.  Áo, một quốc gia có diện tích nhỏ bé ở châu Âu cũng nằm trong top 10 này với gần 22 tỷ đô la Mỹ, đóng góp hơn 10% GDP của đất nước này! Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2014 toàn thế giới có 1.133 triệu lượt khách du lịch quốc tế, mang lại nguồn thu lên đến 1.245 nghìn tỷ đô la Mỹ. Riêng khu vực châu Á thái Bình Dương đón được 263 triệu lượt khách chiếm 23% tổng lượng khách toàn cầu, mang lại nguồn thu 377 tỷ đô la Mỹ, bằng 30% tổng thu nhập du lịch quốc tế thế giới. Hòa chung bối cảnh thế giới, du lịch Việt Nam cũng ngày càng trở nên sôi động. Năm 2014, Việt Nam đón tiếp 7.874 nghìn lượt khách quốc tế, 39 triệu lượt khách nội địa và mang lại tổng doanh thu từ khách du lịch lên đến 230 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng  doanh thu ngành du lịch nước ta trung bình là 20%. Ngành du lịch Việt Nam đóng góp hơn 4-5% GDP của đất nước.

Lực lượng lao động trong du lịch cũng chiếm một tỷ trọng cao. Cũng theo Tổ chức Du lịch Thế giới, cứ 11 việc làm có 1 việc làm trong ngành du lịch. Ở nước ta, hiện nay có khoảng 500 nghìn lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch, ngoài ra có trên 1,5 triệu lao động gián tiếp phục vụ khách du lịch. Theo chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, năm 2020, số lao động trực tiếp trong ngành du lịch sẽ lên đến 870 nghìn người.

Một vấn đề luôn được xã hội quan tâm là chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam. Thực tế hiện nay có đến 30% lao động chưa tốt nghiệp trung học phổ thông. Số người tốt nghiệp đại học trở lên chỉ chiếm 3% lao động toàn ngành. Cả nước có gần 100 trường đào tạo các lĩnh vực liên quan đến du lịch ở các bậc từ trung học đến sau đại học với tổng số 13 nghìn học sinh, sinh viên, song chỉ đáp ứng được hơn 50% nhu cầu cần tuyển dụng. Trong khi đó năng lực của người học sau khi tốt nghiệp hầu hết chưa thỏa mãn nhu cầu nhà tuyển dụng. Việc đào tạo lại tạo một áp lực lớn cho tất cả các doanh nghiệp du lịch, nhất là đối với các học sinh, sinh viên tốt nghiệp các ngành không chuyên về du lịch.

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam cũng được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch rất quan tâm. Nhờ sự hỗ trợ của Cộngđồng châu Âu, năm 2001-2007 một dự án lớn đã được triển khai là dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam. Dự án này đã xây dựng được 13 chuẩn nghề, đào tạo được 2579 đào tạo viên, 143 thẩm định viên…Tuy nhiên, theo thống kê chưa đầy đủ, rất nhiều trong số này nay đã chuyển sang vị trí khác, chuyển sang lĩnh vực kinh tế khác.

  1. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở nước ta

Thấy được xu hướng muốn làm việc trong lĩnh vực du lịch của rất nhiều thanh niên trong giai đoạn hiện nay, thấy được tiềm năng phát triển du lịch nói chung, du lịch Việt Nam nói riêng, rất nhiều cơ sở đào tạo đã nhanh nhạy mở các chương trình đào tạo du lịch. Hầu như ở cơ sở đào tạo nào thì tỷ lệ tuyển vào ngành du lịch và điểm chuẩn vào ngành du lịch đều rất cao.

Hiên nay có 52 trường đại học, 67 trường cao đẳng, trên 100 trường trung cấp và hàng trăm cơ sở đào tạo nghề khác có chương trình đào tạo liên quan đến du lịch, riêng các trường đại học hàng năm cung cấp trên 600 cử nhân đại học tốt nghiệp các ngành liên quan đến du lịch. Tuy nhiên, trừ trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng cử nhân và thạc sĩ Du lịch học, tất cả các cơ sở đào tạo khác đều cấp bằng cử nhân Kinh tế, cử nhân Việt Nam học, cử nhân Quản lí Văn hóa chuyên ngành du lịch (thực chất là định hướng du lịch)  Riêng ở bậc sau đại học, có 18 trường đại học có chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ định hướng các vấn đề du lịch (bằng kinh tế, quản trị kinh doanh, quản lí văn hóa, địa lí, văn hóa chuyên ngành du lịch) 

Trước tình hình không thống nhât trong tổ chức đào tạo các ngành ở các trường, trong đó có đào tạo du lịch nói riêng, ngày 16/08/2010, Bộ  Giáo dục và Đào tạo đã ra thông báo (Công văn 1688/BGD DT-GDDH) yêu cầu  các trường phải đăng kí chuyên ngành đào tạo của mình trong khuôn khổ hệ thống mã ngành đào tạo do Bộ đưa ra (Thông tư số 14/2012/TT-BGDĐT và Thông tư số 04/2012/TT-BGDĐT). Bảng danh mục được ban hành là cơ sở để tổ chức hệ thống đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo, xây dựng nội dung chương trình giảng dạy, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, quản lý đào tạo đại học và cao đẳng, trao đổi hợp tác giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế về giáo dục - đào tạo, dự báo nhu cầu đào tạo, đánh giá tiềm năng lực lượng lao động, định hướng cho việc sử dụng người lao động có trình độ đại học, cao đẳng trong sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội. Trước yêu cầu này, rất nhiều cơ sở có đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch đã tự gán cho chương trình đào tạo của mình  một mã ngành được cho là thích hợp. Thông thường đó là mã 34-01-03 với tên gọi “Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành”, riêng đối với các cơ sở đào tạo kiến thức để sinh viên ra có thể làm hướng dẫn viên du lịch, các trường phải chọn mã 22-01-13, mã ngành Việt Nam học. Đây chính là những bất cập cản trở công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch nước ta. Bất cập thứ nhất là mã ngành “Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành”. Về nguyên tắc đây là mã ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh và quản lí, có mã cấp 1 là 34, chính xác hơn là mã ngành 34-01 Kinh doanh. Việc sử dụng mã ngành này chỉ phù hợp với các chương trình đào tạo thiên về kinh tế. Thế nhưng, có rất nhiều trường, trong đó có cả những trường thiên về khoa học xã hội nhân văn, về văn hóa cũng sử dụng mã ngành này (xem Nguyễn Tiến Cường, Nghiêm Đình Thắng (tuyển chọn). Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014. Nxb Giáo dục Việt Nam). Nếu so sánh chương trình đào tại trong mã này của các trường sẽ thấy sự khác nhau quá lớn về các khối kiến thức. Trong chương trình đào tạo của các trường không phải là kinh tế, kiến thức về “kinh doanh” (tên mã ngành cấp cao hơn của mã Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành) hầu như rất hạn chế, nếu không nói là thiếu vắng. Trái lại, trong các trường kinh tế, số môn học về du lịch khá mỏng. Trường hợp đối với mã ngành Việt Nam học cũng thể hiện sự thiếu thống nhất và không tương thích. Với tấm bằng Việt Nam học trên tay (của các trường đào tạo hướng dẫn viên du lịch), rất nhiều người học vẫn chưa hiểu Việt Nam học là gì! Rõ ràng rằng, điều này không chỉ “làm hỏng” chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch mà còn ảnh hưởng xấu đến ngành Việt Nam học.

Bảng 1. Mã ngành nghề đào tạo ngành liên quan đến du lịch trong bảng danh mục mã ngành ban hành theo các thông tư

số 14/2012/TT-BGDĐT và thông tư số 04/2012/TT-BGDĐT

51

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

52

TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

60

TRÌNH ĐỘ THẠC SỸ

62

TRÌNH ĐỘ TIẾN SỸ

 

Mã cấp IV ngành Việt Nam học trong mã ngành Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam (mã cấp III) và mã cấp II  (ngành Nhân văn)

 

5122

Nhân văn

5222

Nhân văn

6022

Nhân văn

6222

Nhân văn

 

512201

Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam

522201

Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam

602201

Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam

622201

Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam

 

51220101

Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam

52220101

Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam

60220101

Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam

62220101

Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam

 

 

 

52220104

Hán Nôm

 

 

62220104

Hán Nôm

 

 

 

52220105

Ngôn ngữ Jrai

 

 

62220105

Ngôn ngữ Jrai

 

 

 

52220106

Ngôn ngữ Khme

 

 

62220106

Ngôn ngữ Khme

 

 

 

52220107

Ngôn ngữ H'mong

 

 

62220107

Ngôn ngữ H'mong

 

 

 

52220108

Ngôn ngữ Chăm

 

 

62220108

Ngôn ngữ Chăm

 

 

 

52220110

Sáng tác văn học

 

 

62220110

Sáng tác văn học

 

51220113

Việt Nam học

52220113

Việt Nam học

60220113

Việt Nam học

62220113

Việt Nam học

 

Mã cấp IV ngành Quản lý văn hóa trong mã ngành cấp III ngành Nhân văn khác

 

512203

Nhân văn khác

522203

Nhân văn khác

602203

Nhân văn khác

622203

Nhân văn khác

 

51220342

Quản lí văn hóa

52220342

Quản lí văn hóa

60220342

Quản lí văn hóa

62220342

Quản lí văn hóa

 

Mã cấp IV ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trong mã cấp III Kinh doanh thuộc mã cấp II Kinh doanh và quản lý

 

5134

Kinh doanh và quản lí

5234

Kinh doanh và quản lí

6034

Kinh doanh và quản lí

6234

Kinh doanh và quản lí

 

513401

Kinh doanh

523401

Kinh doanh

603401

Kinh doanh

623401

Kinh doanh

 

51340101

Quản trị kinh doanh

52340101

Quản trị kinh doanh

60340101

Quản trị kinh doanh

62340101

Quản trị kinh doanh

 

51340103

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

52340103

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

60340103

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

62340103

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

 

51340107

Quản trị khách sạn

52340107

Quản trị khách sạn

60340107

Quản trị khách sạn

62340107

Quản trị khách sạn

 

51340109

Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

52340109

Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

60340109

Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

62340109

Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

 

51340115

Marketing

52340115

Marketing

60340115

Marketing

62340115

Marketing

 

 

 

52340116

Bất động sản

 

 

62340116

Bất động sản

 

 

 

52340120

Kinh doanh quốc tế

 

 

62340120

Kinh doanh quốc tế

 

51340121

Kinh doanh thương mại

52340121

Kinh doanh thương mại

60340121

Kinh doanh thương mại

62340121

Kinh doanh thương mại

 

Trong mã ngành cấp II (mã  81 ngành Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân) bậc đại học và cao đẳng năm 2012 chỉ có 2 mã ngành cấp III là Khách sạn nhà hàng và kinh tế gia đình

 

5181

Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

5281

Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

6081

Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

6281

Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

 

 

 

528102

Khách sạn nhà hàng

 

 

628102

Khách sạn nhà hàng

 

518105

Kinh tế gia đình

528105

Kinh tế gia đình

608105

Kinh tế gia đình

628105

Kinh tế gia đình

 

51810501

Kinh tế gia đình

52810501

Kinh tế gia đình

60810501

Kinh tế gia đình

62810501

Kinh tế gia đình

 

                   
  1. Ý kiến đề xuất

Trước hết chúng tôi cho rằng, sứ mạng của lĩnh vực đào tạo, đặc biệt là đào tạo ở bậc đại học và sau đại học là định hướng xã hội chứ không chỉ là theo nhu cầu xã hội. Ngành giáo dục phải xem việc đào tạo ra nguồn nhân lực có khả năng thích ứng, đáp ứng tốt với sự biến động của thị trường lao động là định hướng chiến lược, là nhiện vụ trọng tâm xuyên suốt. Danh tiếng của đơn vị đào tạo đại học phải là tỷ lệ sinh viên, học viên thành đạt chứ không phải là tỷ lệ sinh viên ra làm việc đúng nghề. Chỉ số tỷ lệ học viên làm đúng nghề là nhiệm vụ của trường nghề, không phải của cơ sở đào tạo đại học và sau đại học. Chúng tôi không hoàn toàn đồng ý quan điểm này cho rằng, số người sau đại học ra làm trái nghề  là một lãng phí lớn của xã hội. Điều quan trọng là sau khi tốt nghiệp, họ có một tư duy phân tích, óc sáng tạo để thành đạt (với nghĩa chung nhất) trong cuộc đời, đóng góp được năng lực của mình cho xã hội một cách hiệu quả nhất.

Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bằng các quy định pháp lý của mình, phải định hướng cho các cơ sở đào tạo trong việc đón trước nhu cầu xã hội, tạo cho các cơ sở đào tạo mở những ngành đào tạo mới, không truyền thống. Xu thế chung của thị trường lao động là nhu cầu nguồn nhân lực bên cạnh vừa có kiến thức chuyên sâu phải có kiến thức liên ngành.

Đứng trên quan điểm này, trong thời gian vừa qua ngành giáo dục nước ta đã có nhiều thay đổi quan trọng. Bộ đã chỉ đạo xây dựng các chương trình đào tạo theo mục tiêu chứ không theo nội dung. Việc đo lường kết quả học tập được căn cứ vào chuẩn đầu ra chứ không căn cứ vào khối kiến thức đã tích lũy được. Nhiều ngành đào tạo mới đã được xây dựng và triển khai. Những việc làm này đã góp phần rất quan trọng trong việc định hướng xã hội

Tuy nhiên, đối với ngành du lịch vấn đề mã ngành vẫn còn một số bất cập như đã trình bày ở trên. Trong khi đó, trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 10/2007/QĐ-TTg kí ngày ngày 23 tháng 01 năm 2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, đã có 3 mã ngành cấp 1, 6 mã ngành cấp 2, 16 mã ngành cấp 3, 20 mã ngành cấp 4 và 36 mã ngành cấp 5 có liên quan đến du lịch, khách sạn, ăn uống và vận chuyển khách. 

Trong Danh mục giáo dục, đào tạo Việt Nam (cấp I và cấp II) ban hành theo
Quyết định số 25/2005/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ mã  ngành Khách sạn, Du lịch, Thể thao và Dịch vụ cá nhân (mã 81) đều có ở tất cả các cấp đào tạo là dạy nghề ngắn hạn (mã 22), dạy nghề dài hạn sau trung học cơ sở (mã 32), trung học chuyên nghiệp sau trung học cơ sở (mã 36), dạy nghề dài hạn sau trung học phổ thông (mã 40), cao đẳng (mã 50), đại học (mã 52), thạc sĩ (mã 60) và  tiến sĩ (mã 62). Văn bản này cũng quy định rõ nội dung chủ yếu ngành Khách sạn, Du lịch, Thể thao và Dịch vụ cá nhân (mã 81) gồm khách sạn và dịch vụ, tham quan và du lịch, thể thao và thư giãn, làm đầu, chăm sóc sắc đẹp và các dịch vụ cá nhân khác, các dịch vụ thẩm mỹ, khoa học nội trợ. 

Vì những lí do trên, chúng tôi cho rằng cần nhanh chóng thống nhất mã ngành các chương trình đào tạo về du lịch, khách sạn vào một mã ngành chung, mã ngành 81 với tên gọi Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân (xem Thông tư số 14/2012/TT-BGDĐT và Thông tư số 04/2012/TT-BGDĐT). Trong mã ngành này sinh viên phải bắt buộc phải có những kiến thức và kĩ năng cơ bản về dịch vụ du lịch. Về phần mình, mã ngành này sẽ phân chia thành mã chuyên ngành như du lịch, khách sạn và nhà hàng. Tiếp theo, lại phân nhỏ thành các mã chuyên ngành nhỏ hơn. Cụ thể như sau:

51

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

52

TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

60

TRÌNH ĐỘ THẠC SỸ

62

TRÌNH ĐỘ TIẾN SỸ

5181

Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

5281

Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

6081

Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

6281

Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

 

 

528101

Du lịch

608101

Du lịch

628101

Du lịch

 

 

 

 

 

 

62810101

Lý luận về du lịch

51810102

Kinh tế du lịch

52810102

Kinh tế du lịch

60810102

Kinh tế du lịch

62810102

Kinh tế du lịch

51810103

Văn hóa du lịch

52810103

Văn hóa du lịch

60810103

Văn hóa du lịch

62810103

Văn hóa du lịch

51810104

Địa lí du lịch

52810104

Địa lí du lịch

60810104

Địa lí du lịch

62810104

Địa lí du lịch

51810105

Du lịch sinh thái

52810105

Du lịch sinh thái

60810105

Du lịch sinh thái

62810105

Du lịch sinh thái

51810106

Du lịch và môi trường

52810106

Du lịch và môi trường

60810106

Du lịch và môi trường

62810106

Du lịch và môi trường

 

 

 

 

60810107

Quy hoạch du lich

62810107

Quy hoạch du lich

518102

Lữ hành và hướng dẫn du lịch

528102

Lữ hành và hướng dẫn du lịch

608102

Lữ hành và hướng dẫn du lịch

628102

Lữ hành và hướng dẫn du lịch

51810201

Hướng dẫn du lịch và tham quan

52810201

Hướng dẫn du lịch và tham quan

 

 

 

 

51810202

Điều hành tour

52810202

Điều hành tour

60810202

Điều hành tour

 

 

51810203

Vận chuyển du lịch

52810203

Vận chuyển du lịch

60810203

Vận chuyển du lịch

 

 

518103

Khách sạn

528103

Khách sạn

608103

Khách sạn

628103

Khách sạn

51810301

Lưu trú du lịch

52810301

Lưu trú du lịch

60810301

Lưu trú du lịch

 

 

51810302

Sảnh khách sạn

52810302

Sảnh khách sạn

60810302

Sảnh khách sạn

 

 

51810303

Phòng khách sạn

52810303

Phòng khách sạn

60810303

Phòng khách sạn

 

 

51810304

An ninh khách sạn

52810304

An ninh khách sạn

60810304

An ninh khách sạn

 

 

518104

Nhà hàng

528104

Nhà hàng

608104

Nhà hàng

628104

Nhà hàng

51810401

Bar

52810401

Bar

60810401

Bar

 

 

51810402

Bếp ăn Âu

52810402

Bếp ăn Âu

60810402

Bếp ăn Âu

 

 

51810403

Bếp ăn Á

52810403

Bếp ăn Á

60810403

Bếp ăn Á

 

 

51810404

Bếp ăn Việt

52810404

Bếp ăn Việt

60810404

Bếp ăn Việt

 

 

518105

Kinh tế gia đình

528105

Kinh tế gia đình

608105

Kinh tế gia đình

628105

Kinh tế gia đình

51810501

Kinh tế gia đình

52810501

Kinh tế gia đình

60810501

Kinh tế gia đình

62810501

Kinh tế gia đình

Việc điều chỉnh mã ngành đào tạo như vậy là cần thiết, nhằm thống nhất chung trong việc quản lý nhà nước về các ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực du lịch, nhất là trong bối cảnh đang tiến tới một cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Việc này tránh được sự chồng chéo nhau về tên gọi và mã ngành của các trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thống nhất trong công tác quản lí đào tạo trong phạm vi cả nước, phù hợp với xu thế thế giới.  Đây là một vấn đề rất quan trọng. Rất mong  Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm

 

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Công văn số 4880/BGDDT-GDDH ngày 16/08/2010 về việc chuyển đổi ngành đào tạo CĐ, ĐH sang danh mục giáo dục, đào tạo mới ban hành.

Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Quyết định số 25/2005/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 1 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

Quyết địnhsố 38/2009/QĐ-TTg, ngày 9 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

Thông tư số 14/2012/TT-BGDĐT ngày  27/04/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ đại học và cao đẳng

Thông tư số 04/2012/TT-BGDĐT ngày 14/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ Thạc sỹ Tiến sỹ

UNWTO Tourism Highlight 2015 Edition

 

Tác giả: Trần Đức Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây