Chuẩn đầu ra
1. Về kiến thức
1.1. Hiểu biết những kiến thức liên ngành về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và các khoa học liên quan ứng dụng trong du lịch
- Biết, hiểu, phân tích được những nguyên lí, kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng trong ngành Du lịch.
- Biết, hiểu, phân tích được những kiến thức cơ bản của các khoa học thuộc lĩnh vực xã hội & nhân văn vận dụng trong ngành Du lịch.
- Phân tích, đánh giá, vận dụng được những kiến thức cơ bản của khoa học quản lí trong kinh doanh du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và tổ chức sự kiện.
- Vận dụng được những kiến thức liên ngành về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, địa lí, khoa học công nghệ, luật pháp… trong kinh doanh du lịch và góp phần tích cực vào nghiên cứu, phát triển du lịch một cách bền vững.
1.2. Hiểu biết những kiến thức cơ bản và chuyên sâu của khoa học du lịch
- Hiểu, phân tích, đánh giá, vận dụng được những quan điểm, lí thuyết, các vấn đề cơ bản của khoa học du lịch vào thực tiễn hoạt động nghiên cứu và kinh doanh, quản lí du lịch.
- Hiểu, phân tích, đánh giá, vận dụng được những nguyên tắc, kĩ năng cơ bản trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch có chất lượng, thoả mãn nhu cầu khách hàng, đảm bảo phát triển bền vững.
- Biết, hiểu được những kiến thức về ẩm thực và dinh dưỡng, vận dụng để tạo được sản phẩm thu hút khách du lịch.
- Hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau của Việt Nam và thế giới và vận dụng linh hoạt trong thực tiễn nghề nghiệp du lịch.
- Biết, hiểu, phân tích được những kiến thức trong hoạt động nghiên cứu, tổ chức, quản lí, điều hành, kinh doanh du lịch.
- Biết, hiểu, phân tích, đánh giá và vận dụng được chiến lược du lịch bền vững để giảm thiểu các tác động tiêu cực cũng như tối đa hóa các tác động tích cực.
1.3. Có kiến thức về nghiệp vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học du lịch
- Hiểu, phân tích, đánh giá và vận dụng được những phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và ứng dụng trong du lịch nói riêng, từ những phương pháp truyền thống định tính đến những phương pháp hiện đại có sử dụng các công cụ, thiết bị, phần mềm tin học.
- Có kiến thức về nghiệp vụ thuyết trình, giảng dạy trong du lịch.
2. Về kĩ năng
2.1. Kĩ năng cứng
2.1.1. Kĩ năng nghề nghiệp trong ngành du lịch, dịch vụ
- Biết lập kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai trong ngành du lịch, dịch vụ.
- Vận dụng được kĩ năng thực hành nghề lữ hành, hướng dẫn, tổ chức sự kiện; biết sắp xếp, giám sát và điều hành công việc đảm bảo nguyên tắc, quy trình làm việc tốt nhất.
- Có khả năng xác định đúng trình độ và năng lực của bản thân, không tự ti nhưng cũng không tự cao, tự đại.
- Thành thạo kĩ năng làm việc độc lập và thành công trong các cơ quan quản lí nhà nước cũng như các đơn vị kinh doanh của ngành du lịch, dịch vụ, tự khẳng định năng lực và phẩm chất của mình trong tập thể, trong tổ chức.
- Có khả năng tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp và đối tác trong và ngoài cơ quan trong ngành du lịch, dịch vụ.
- Có khả năng phân loại và tiếp cận người tiêu dùng du lịch, có khả năng thuyết phục và chia sẻ với khách hàng.
- Có khả năng sử dụng các máy móc, trang thiết bị làm việc như các phần mềm cơ bản, sử dụng các thiết bị nghe nhìn phục vụ công việc chuyên môn trong du lịch.
- Có khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn xây dựng, tổ chức chương trình du lịch, điều hành du lịch, hướng dẫn, các nghiệp vụ đón tiễn, lễ tân, phục vụ trong nhà hàng khách sạn, các nghiệp vụ tổ chức sự kiện…
- Có khả năng tìm tòi, phát hiện, điều chỉnh, phát triển, sáng tạo cái mới như xây dựng sản phẩm mới trong lữ hành, khách sạn, xây dựng ý tưởng và thiết kế sự kiện…
- Thực hiện, vận dụng linh hoạt kĩ năng đặt mục tiêu, định hướng hành động, thực hiện mục tiêu trong nghề nghiệp.
- Thực hiện, vận dụng linh hoạt kĩ năng tạo động lực làm việc cho bản thân và đồng nghiệp trong du lịch, dịch vụ.
- Vận dụng linh hoạt kĩ năng chăm sóc khách hàng và các đối tác trong du lịch, dịch vụ.
- Linh hoạt sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành du lịch, lữ hành, khách sạn và sự kiện…
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong nghề nghiệp du lịch.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề trong du lịch, dịch vụ
- Có tư duy logic, xác định vấn đề ưu tiên, nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau để đánh giá hiện tượng một cách toàn diện nhất và tìm được giải pháp tối ưu và phù hợp.
- Có khả năng xây dựng giải pháp và khuyến nghị để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong thực tiễn quản lí, kinh doanh du lịch.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức du lịch
- Có khả năng phát hiện vấn đề và mối tương quan giữa các vấn đề trong lĩnh vực dịch vụ du lịch như du lịch và kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường tự nhiên…
- Luôn cập nhật thông tin về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực du lịch như xu thế phát triển du lịch thế giới và khu vực, chính sách phát triển du lịch của Việt Nam, các thông tin thời sự về tình hình phát triển của du lịch.
- Có ý thức thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lí thông tin để ứng dụng đánh giá các vấn đề, sự kiện, hiện tượng nảy sinh trong hoạt động du lịch.
2.1.4. Năng lực vận dụng kiến thức lí luận vào thực tiễn nghề nghiệp du lịch
- Biết, hiểu, thể hiện được vai trò trách nhiệm của các cử nhân quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trong cuộc sống.
- Hiểu, phân tích, đánh giá được những tác động đa chiều giữa du lịch với kinh tế, môi trường, văn hóa và xã hội để tìm ra các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực.
- Hiểu, phân tích, đánh giá được bối cảnh lịch sử và văn hóa dân tộc để có được tiếp cận phù hợp trong nghiên cứu và kinh doanh du lịch.
- Hiểu, phân tích, đánh giá được các vấn đề, giá trị, xu hướng của du lịch trong thời kì mới và bối cảnh kinh tế toàn cầu.
2.1.5. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp du lịch
- Có khả năng nắm bắt, hiểu và triển khai các mục tiêu, kế hoạch và văn hóa doanh nghiệp du lịch trong hoạt động của doanh nghiệp.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa doanh nghiệp du lịch & các cơ quan quản lí đặc biệt là với Sở và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2.2. Kĩ năng mềm
2.2.1. Kĩ năng tự chủ
- Áp dụng linh hoạt, thành thạo kĩ năng quản lí thời gian và bản thân trong các hoạt động đa dạng của ngành du lịch, dịch vụ.
- Áp dụng linh hoạt kĩ năng thích ứng với sự phức tạp của thực tiễn nghề nghiệp du lịch.
- Hiểu và phân tích được hành vi, ứng xử, kĩ năng của các đối tượng giao tiếp, làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của ngành du lịch, dịch vụ.
2.2.2. Kĩ năng làm việc nhóm trong các lĩnh vực khác nhau của ngành du lịch, dịch vụ
- Hiểu, áp dụng linh hoạt việc hình thành nhóm làm việc hiệu quả.
- Biết duy trì hoạt động nhóm.
- Biết phát triển nhóm.
- Làm việc linh hoạt với các nhóm khách hàng, đồng nghiệp, đối tác đa dạng và phức tạp.
2.2.3. Quản lí và lãnh đạo các công việc trong các lĩnh vực khác nhau của ngành du lịch, dịch vụ.
- Thực hiện được quy trình, áp dụng linh hoạt việc xây dựng kế hoạch công việc.
- Nhận biết, lựa chọn nguồn lực để thực hiện công việc.
- Áp dụng linh hoạt việc tổ chức thực hiện công việc thông qua sự điều khiển, phân công trong nhóm và tập thể.
- Biết kiểm tra giám sát các hoạt động.
- Biết xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc.
- Biết đánh giá kết quả thực hiện công việc.
2.2.4. Kĩ năng giao tiếp
- Áp dụng linh hoạt kĩ năng lập luận, sắp xếp ý tưởng khi xây dựng bài thuyết minh hướng dẫn hay khi lập kế hoạch, dự án kinh doanh trong du lịch, dịch vụ.
- Áp dụng linh hoạt, sáng tạo khi giao tiếp ngôn ngữ với khách hàng, đồng nghiệp, đối tác… trong thực tiễn nghề nghiệp du lịch.
- Áp dụng linh hoạt kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ với khách hàng, đồng nghiệp, đối tác… trong thực tiễn nghề nghiệp du lịch.
- Áp dụng linh hoạt kĩ năng giao tiếp qua thư điện tử và các phương tiện truyền thông.
- Áp dụng linh hoạt kĩ năng thuyết trình trước khách hàng, đồng nghiệp và đối tác.
- Áp dụng linh hoạt kĩ năng giao tiếp giữa các cá nhân trong thực tiễn nghề nghiệp du lịch.
- Kĩ năng xử lí các vấn đề đa văn hóa trong thực tiễn nghề nghiệp du lịch.
2.2.5. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ
- Hiểu, sử dụng thành thạo tiếng Anh ở trình độ B1 tương đưong với 4.0 IELTS
3. Về phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Có lối sống lành mạnh.
- Tự tin khi giao tiếp và thực hành nghề trong môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài.
- Kiên trì trong giao dịch với khách hàng.
- Linh hoạt, khéo léo, tinh tế khi thực hành nghề & xử lí tình huống.
- Chăm chỉ, có tinh thần học hỏi, cầu tiến và đặt mục tiêu cho bản thân.
- Nhiệt tình và say mê công việc.
- Điềm tĩnh, tự chủ khi ra quyết định.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Tâm huyết với công việc và nghề nghiệp, yêu quê hương, đất nước, muốn truyền đạt tình yêu đó cho mọi du khách trong và ngoài nước.
- Trung thực, đáng tin cậy khi thực hiện công việc.
- Trung thành với đơn vị sử dụng lao động.
- Chu đáo, lắng nghe và thấu hiểu khi phục vụ khách hàng.
- Có hành vi và ứng xử chuyên nghiệp.
- Chủ động thực hiện công việc.
- Chia sẻ thông tin, tương trợ đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan, trong và ngoài nước.
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Có trách nhiệm với công việc, khách hàng, cộng đồng, xã hội và môi trường.
- Tuân thủ luật pháp Việt Nam cũng như của các nước trong việc xây dựng hợp đồng và tổ chức du lịch.
4. Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
- Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành:
- Chuyên viên trong các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch và khách sạn.
- Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên hoặc cán bộ tổ chức, quản lí, điều hành và triển khai hoạt động trong các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển, tổ chức sự kiện và các đơn vị dịch vụ khác.
- Nghiên cứu khoa học du lịch, giảng dạy về du lịch
- Tiếp tục theo học sau đại học để trở thành những chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực du lịch.