Khoa Du lịch học

https://fts.ussh.vnu.edu.vn


Khóa luận, luận văn, luận án

Ngày 30/12/2020, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu vùng cao Việt Nam: Sử học và tiếp cận liên ngành”. Tham dự hội thảo có PGS.TS Trần Thị Minh Hòa (Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV), PGS.TS Vũ Văn Quân (Trưởng Khoa Lịch sử).
Khóa luận, luận văn, luận án

Thúc đẩy nghiên cứu liên ngành về lịch sử vùng cao


Ngày 30/12/2020, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu vùng cao Việt Nam: Sử học và tiếp cận liên ngành”. Tham dự hội thảo có PGS.TS Trần Thị Minh Hòa (Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV), PGS.TS Vũ Văn Quân (Trưởng Khoa Lịch sử).

Trong công trình Lịch sử và Văn hóa Việt Nam: Tiếp cận bộ phận, lịch sử Việt Nam, cố GS.NDNG Phan Huy Lê đã khám phá ra nguyên lý Đa tuyến, Toàn diện và Toàn bộ trong lịch sử Việt Nam. Theo đó, đây là “lịch sử của các cộng đồng quốc gia, cộng đồng cư dân, tộc người đã từng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay và đã từng góp phần vào tiến trình lịch sử Việt Nam”. Trong gần nửa thế kỷ qua, Sử học Việt Nam hiện đại đã từng bước hiện thực hóa nguyên lý này, chẳng hạn qua việc bổ sung  các dòng chảy lịch sử Sa Huỳnh - Lâm Ấp - Chămpa ở miền Trung và Đồng Nai - Óc Eo - Phù Nam ở miền Nam. Tuy vậy, các nghiên cứu về không gian lịch sử các vùng cao, miền núi tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Trong bối cảnh đó, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu vùng cao Việt Nam: Sử học và tiếp cận liên ngành” được tổ chức như một nỗ lực nhằm bổ sung và xác định vị thế của vùng cao trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

IMG 2915

Hội thảo đã nhận được 22 tham luận khoa học của 23 nhà nghiên cứu đến từ các cơ quan khoa học chủ yếu tại Hà Nội, tập trung vào các nội dung cơ bản: thảo luận về những khái niệm cơ bản, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu lịch sử vùng cao Việt Nam; làm rõ các khía cạnh nội dung, các tiếp cận và thành tựu nghiên cứu lịch sử vùng cao Việt Nam từ Sử học, Nhân học, Khảo cổ học, Văn hóa học, Văn học, Hán Nôm học…; làm rõ vai trò và vị trí của vùng cao trong tiến trình lịch sử Việt Nam, những mối liên hệ vùng miền như thượng – hạ du, đồi núi-đồng bằng-duyên hải…trong chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa Việt Nam; thảo luận cách thức tổ chức, phương hướng hoạt động và dự kiến sản phẩm nghiên cứu, đào tạo của nhóm nghiên cứu.

IMG 2898

PGS.TS Trần Thị Minh Hòa phát biểu khai mạc hội thảo

Khai mạc hội thảo, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa chia sẻ, nghiên cứu về vùng cao Việt Nam đã được các nhà khoa học của Trường ĐHKHXH&NV quan tâm từ sớm, chẳng hạn như các nghiên cứu về khảo về Khởi nghĩa Lam Sơn, Tây Sơn thượng đạo từ sau năm 1975. Đây là nguồn tài liệu quý giá, đặt nền móng cho các nghiên cứu vùng cao Việt Nam sau này. Hội thảo lần này sẽ bổ sung các nghiên cứu mới thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn ngoài Sử học như Nhân học, Văn hóa học, Văn học về vùng cao Việt Nam. Do đó, Hội thảo đã thành công bước đầu khi tạo được diễn đàn trao đổi học thuật giữa các nhà nghiên cứu quan tâm đến lịch sử vùng cao Việt Nam, đồng thời khẳng định xu hướng nghiên cứu liên ngành trong KHXH&NV của Khoa Lịch sử cũng như Nhà trường nói chung.

IMG 2907

TS. Đỗ Thị Thùy Lan phát biểu đề dẫn

Phát biểu đề dẫn hội thảo, TS. Đỗ Thị Thùy Lan (Khoa Lịch sử) nhận định, các báo cáo tham dự hội thảo có nội dung khoa học phong phú về tôn giáo, chính trị, chính sách nhà nước, biên giới quốc phòng…trải dài từ khu vực miền núi phía Bắc đến khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên và Tây hạ lưu Mekong. Các báo cáo phác họa nên một vùng cao Việt Nam năng động, chủ động, phong phú và kết nối. Qua đó, lịch sử vùng cao được hiện lên không chỉ như một phép cộng cơ học vào trong các vấn đề, không gian rời rạc trên lãnh thổ Việt Nam, mà là một góc nhìn từ núi, từ miền thượng, nhưng trong một mạng lưới kết nối các vùng miền đa dạng trong và thậm chí bên ngoài lãnh thổ Việt Nam hiện đại.

IMG 2911

Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm

Sau phiên khai mạc, hội thảo tiếp tục diễn ra với 4 phiên được chia theo 2 khu vực nghiên cứu: Khu vực miền núi phía Bắc, Khu vực miền Trung và Trường Sơn – Tây Nguyên. Các tham luận đề cập tới đa dạng các lĩnh vực chính trị (hệ thống quyền lực miền núi theo độ cao địa hình, như chế độ thổ ti ở miền Bắc; Chămpa Thượng, Thủy Xá, Hỏa Xá Gia Rai ở Tây Nguyên, chế độ thủ lĩnh địa phương Bahnar ở Kon Tum...), kinh tế (các nghiên cứu về khai mỏ, mạng lưới thương mại từ dược liệu của người Dao đương đại ở phía Bắc, hệ thống các mạng lưới trao đổi ven sông Miền Trung trong lịch sử ở Phương Nam...), văn hóa-xã hội (các dấu tích vật chất của Chămpa ở Tây Nguyên, chùa tháp, bi ký, lò, bến Phật giáo ở cả Tây Bắc và Đông Bắc nước Đại Việt thời Lý - Trần (thế kỷ XI-XIV)...)

Tác giả bài viết: Trần Minh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây