RECAP CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC QUẢN LÝ(MSU), MALAYSIA VÀ KHOA DU LỊCH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

Thứ năm - 15/05/2025 22:39
RECAP CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC QUẢN LÝ(MSU), MALAYSIA VÀ KHOA DU LỊCH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
Vào chiều 15/5/2025, Khoa Du lịch học vinh dự đón chào đoàn đại biểu trường Đại học Khoa học Quản lý(Malaysia) ghé thăm trong chương trình giao lưu "Sharing Talk Session and Visit to Faculty of Tourism Studies". Buổi gặp mặt trao đổi là dịp quan trọng để sinh viên Việt Nam và Malaysia cùng nhau chia sẻ, học hỏi và thắt chặt tình hữu nghị giữa hai quốc gia.
 


Đoàn đại biểu đại diện cho Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vinh dự có sự tham dự của:  
- PGS. TS. Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Khoa Du lịch học;
- TS. Vũ Hương Lan, Phó Trưởng khoa Khoa Du lịch học;
- TS. Bùi Nhật Quỳnh, Giảng viên Khoa Du lịch học;
- Th.s Nguyễn Thùy Ngân, Giảng viên Khoa Du lịch học; 

Về phía đoàn đại biểu của Trường Khoa học Quản lý (MSU) vinh dự đón tiếp Ms. Rozzana Binti Ihsanuddin cùng 21 sinh viên.

Trong khuôn khổ chương trình giao lưu, PGS.TS Phạm Hồng Long – Trưởng Khoa Du lịch học – đã đại diện Khoa giới thiệu khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cũng như những dấu ấn nổi bật của Khoa Du lịch học trong hành trình phát triển. Đồng thời, thầy cũng chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về xu hướng phát triển du lịch toàn cầu và triển vọng ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới. Bên cạnh đó, cô Rozzana – đại diện Trường Khoa học Quản lý (MSU), Malaysia – đã có phần trình bày sinh động, giới thiệu về trường và mang đến những thông tin thú vị về văn hóa đặc sắc của đất nước Malaysia. 
 
PGS.TS Phạm Hồng Long, Trưởng Khoa Du lịch học, đại diện phát biểu trong chương trình
 
Ms. Rozzana – đại diện Trường Khoa học Quản lý (MSU), Malaysia
Ms. Rozzana – đại diện Trường Khoa học Quản lý (MSU), Malaysia phát biểu tại chương trình

Thông qua phần chia sẻ của hai đại diện, sinh viên hai trường đã có cơ hội hiểu rõ hơn về mô hình đào tạo, tầm nhìn và giá trị văn hóa của mỗi bên. Những nội dung trao đổi không chỉ mở rộng góc nhìn học thuật và văn hóa, mà còn góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa Khoa Du lịch học và Trường Khoa học Quản lý MSU trong tương lai. 

Những tiết mục văn nghệ đặc sắc đến từ Khoa Du lịch học, Trường Đại học KHXH&NV và Trường Khoa học Quản lý (MSU) đã góp phần khắc họa một cách sinh động bản sắc văn hóa của Việt Nam và Malaysia. Mỗi màn trình diễn không chỉ là một phần trình bày nghệ thuật, mà còn là nhịp cầu kết nối tinh thần, cảm xúc và những giá trị văn hóa đặc trưng của hai quốc gia, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người tham dự. 
 

Hai đoàn đã có dịp tham quan Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tìm hiểu không gian học tập, nghiên cứu cũng như các hoạt động học thuật đặc trưng của nhà trường. Đặc biệt, điểm dừng chân tại Bảo tàng Nhân học – nơi lưu giữ và giới thiệu những dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Nhà trường – đã mang đến cho các bạn sinh viên đơn vị trường MSU góc nhìn sâu sắc hơn về bề dày truyền thống, bản sắc học thuật và giá trị nhân văn mà nhà trường luôn gìn giữ và phát huy.
 
 

Kết thúc buổi gặp mặt là những món quà lưu niệm gửi gắm tâm tư tình cảm đến từ hai đoàn đại biểu và chuyến thăm quan Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn của các bạn sinh viên trao đổi Malaysia do hai bạn sinh viên Khoa Du lịch học hướng dẫn. Đây là một hoạt động giao lưu văn hóa nhân văn được duy trì tại tất cả các chương trình trao đổi được thực hiện bởi Khoa nhằm lưu giữ những giá trị hữu hình về chương trình.  
 

Như vậy, chương trình đã diễn ra thành công tốt đẹp trong không khí ấm áp và nồng nhiệt của đôi bên. Qua đó, hai trường không chỉ cùng nhau chia sẻ kiến thức mà còn được hiểu sâu thêm về lịch sử, văn hóa và truyền thống của nước bạn. Hy vọng trong tương lai trường Đại học Khoa học Quản lý sẽ tiếp tục gắn kết và đồng hành cùng Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong những chương trình tiếp theo! 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây